TỔNG LUẬN VỀ Ý NGHĨA SĪLA - HỌC XỨ - Chùa Vinh Phúc

Hoằng Dương Chánh Pháp - Trưởng Dưỡng Đạo Tâm - Phụng Sự Nhân Sinh - Hành Bồ Tát Đạo

test banner

Post Top Ad

test banner

Thứ Năm, 25 tháng 7, 2019

TỔNG LUẬN VỀ Ý NGHĨA SĪLA - HỌC XỨ

Từ nơi bản thể tịch tĩnh của Đại Niết-bàn mà đức Thế-Tôn thiết định Sīlahọc xứhọc giới,.. nên học xứ ấy là nghiệp dụng của bản thể. Cho nên, muốn thể chứng bản tánhbất sanhbất diệt, bất thường, bất đoạnbất lai, bất khứ, bất nhất và bất dị của Niết bàn phải đi bằng con đường các học xứ.

Bồ Tát Anh Lạc Bản Nghiệp Kinh: “Nhược nhất thiết chúng sinh sơ nhập tam bảo hải dĩ tín vi bản, trụ tại phật gia dĩ giới vi bản”[1]: Hết thảy chúng sanh khi mới bắt đầu vào biển Tam bảo lấy tín làm gốc; khi sống trong ngôi nhà của Phật, thì lấy giới làm gốc.
Học giới khởi sinh từ nơi tư tâm sở hay từ nơi ước muốn và thệ nguyện của một người tha thiết khất cầu pháp học giới để sống đời thanh tịnhHọc giới ấy là từ nơi hữu tác giới thể mà thành tựu vô tác giới thể.
Từ Học xứ, Sanskrit gọi là Śīla: có nghĩa là học tập theo các điều khoản đạo đức, học tập các điều thiện…chứ không có ý nghĩa cấm đoán, răn đe như các điều răn khắc khe. Hán phiên âm là Thi la và dịch là học xứhọc giới hay phổ thôngdịch là giới.


Śīla hay học xứ được giải thích với rất nhiều ý nghĩa:


Tránh xa:
Học xứ có nghĩa là trung đạo, vì tránh xa hai cực đoan ép xác khổ hành và buông lungtrong các dục.
Tránh xa khổ hành: Đây là sự tu tập không dẫn đến đời sống an lạc và giải thoát tối thượng.
Tránh xa buông lung trong các dục: Vì đây là sự chạy theo các dục để hưởng thụ khoái lạc, là sự thấp kém và đê tiện, không có an ổn tối thượng, không phù hợp với đời sống cao thượng.
Đức Phật thiết định các học xứ, để thi thiết lối sống tránh xa hai cực đoan ấy và thực hành trung đạoTrung đạo ở đây không phải là con đường giữa, mà là con đườngvượt ra khỏi hai cực đoan – ép xác khổ hạnh và buông lung theo các dục. Con đườngấy có khả năng dẫn sinh dẫn tới đời sống tịch tĩnhgiải thoát hoàn toàn khỏi mọi khát ái.


Từ bỏ:
Học xứ có nghĩa là từ bỏ đối với các ác nghiệp hay tà nghiệp như: sát sanhtrộm cắptà hạnhvọng ngữ,... Vì vậyhọc xứ có nghĩa là từ bỏ các tà nghiệp để dẫn tới chánh nghiệp.
Chánh Nghiệp từ Sanskirt là Samyakkarmānta, Pāli gọi là SammākammantaKarmānta của Sanskrit, có động từ căn k: tạo tác, hoạt động, hành động,... Hán dịch Samyakkarmānta là Chánh nghiệp; Anh ngữ gọi là Right action, Right occupation,... Từ Samyak: có nghĩa là chính xác, trực tiếp, hợp lý, đích thực, hiện thực,…Hán dịch là: Chánh, Trực. Anh ngữ dịch là: Right. Ở đây từ từ Samyak nên hiểu là hợp lýHợp lý ở hai phiên diện: Thân và Khẩu.


Thân cận:
Học xứ có nghĩa là gần gũi với Định, Tuệ, Giải thoátGiải thoát tri kiến.
Chúng ta cũng có thể nói khác đi, Học xứ gần gũi và đặt nền tảng dẫn đến sự thành tựu giải thoát và Niết-bàn.


Nhiếp hộ
Học xứ có nghĩa là ngăn ngừa các ác pháp thuộc về thân và ngữ. Các Học giớikhông thể ngăn chặn các ác pháp thuộc về Ý.  Vì ý thì phải dùng định để điều phục nhiếp hộ chứ không thể dùng giới để ngăn ngừa những điều khoản phi pháp về ý được.
Học xứ có nghĩa là phòng hộ năm căn môn: nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt và thân khiến năm trần cảnh: sắc, thanh, hương, vị và xúc, không có khả năng xâm nhập để dẫn sinh nghiệpđạo bất thiện.


Giải thoát:
Học xứ có nghĩa là giải thoát đối với các ác nghiệp đạo thuộc về thân và khẩu. Vì thân và khẩu không tạo tác ác nghiệp, bên cạnh Ý được phòng hộ bởi năng lực của định và khát ái bị kiếm Tuệ chém đứt. Do đó, sanh tử được chấm dứt, khổ đau bị đoạn tận. Nên học xứ được nói với ý nghĩa là giải thoát.


Thận trọng:
Vì Śīla – học xứ, phòng hộ các điều phi pháp của thân và ngữ một cách thận trọng, khiến các sai lầm từ thô đến tế, không có điều kiện sinh khởi làm ảnh hưởng đến đời sống phạm hành thánh tịnh.
Học xứ có nghĩa là thận trọng đối với với các oai nghi, như đi, đứng, nằm, ngồi. Thận trọng từng hành vi nhỏ nhiệm, cẩn trọng tháo gỡ từng sự trói buộc vi tế của thân và ngữ, đang kiềm hãm thân và khẩu trong sự phiền não.


Chế ngự:
Học xứ có nghĩa là chế ngự đối với các ác nghiệpchế ngự các điều phi pháp thuộc thân và khẩu do tùy thuận theo giới bổn; thế nên, học xứ có nghĩa là chế ngự.


Nâng lên và Gìn giữ:
Từ Sanskrit Śīla được giải thích ý nghĩa tương đương với từ Sanskrit Upadhārana, tiền tố từ Upa: chỉ sự tiếp cận, Dhārana: có nghĩa là thâu tóm, gìn giữ, thâu nhiếp, v.v.. cũng được hiểu là nâng cao, đưa cao. Nên Upadhārana được hiểu với nghĩa là tiếp cận học hỏi để gìn giữ hay tiếp cận học theo để nâng lên.
Tiếp cận học hỏi để gìn giữ, tức là tiếp cận học tập các điều khoản thiện pháp để giữ đời sống phạm hành thanh tịnh.
Tiếp cận học theo để nâng lên tức là tiếp cận học tập theo các điều khoản đạo đức, các điều khoản cao quý, để nâng hành từ những hành vi thấp hèn sang hành vi hợp lýgiải thoát cao thượng, nâng từ sinh tử lên Niết bàn.
Cho nên Śīla được giải thích ý nghĩa tương đương với từ Sanskrit Upadhārana vì nó gìn giữ về các điêu thiện, nếu không có các học xứ thì các thiện pháp hữu lậu và vô lậu không có cơ sở để phát sinh.


Thanh Lương:
Từ Sankrit: Śītala có nghĩa là mát mẻ, tươi mát, êm diệu, tinh khiết v.v.. Hán dịch là Thanh lương, Anh ngữ chuyển dịch là Clear and cool; clear, pure v.v..
Học xứ có nghĩa là thanh lương, vì nó làm cho những oi bức khổ đau do thân và khẩu tạo tác lắng xuống, đưa đến sự êm diệu, tươi mát về thân và khẩu. Cho nên Śīla được giải thích tương đương với Śītala – Thanh lương.


Diệu hành:
Diệu Hành là dịch từ chữ Sanskrit Sucarita, có nghĩa là việc làm thù diệu, hành động cao thượng.
Học xứ có nghĩa là diệu hành, vì nó có năng lực đưa người hành trì đi đến chỗ cao thượng, rời xa chỗ nguy hiểm đạt đến bình an đích thực.


Tư Tâm Sở:
Theo ngài Vāsubandhu (Thế Thân) thì Tư hay Ý chí (cetanā) có ba loại: Thẩm lự tư, Quyết định tư và Phát động tư[2].
Học xứ hiện diện và khởi sinh từ Tư Tâm Sở của một người có ý chí và phát ra lời nguyện: “Kể từ bây giờ cho đến trọn đờitừ bỏ sát sanhtừ bỏ trộm cướp, từ bỏ tà hạnhtừ bỏ vọng ngữ …” Vì nó là bảy tác ý, luôn đi kèm bảy trong mười nghiệp đạothiện, từ nơi một người phát khởi ý chí và thệ nguyện trọn đời từ bỏ các hành vi phi pháp trên. Nên Śīla được giải thích ý nghĩa là Cetanā hay rõ hơn là tư tâm sở.


Tâm sở Thọ, Tưởng và Hành:
Học xứ hiện diện và phát khởi từ tâm sở thọ, tâm sở tưởng và tâm sở hành của một người giữ gìn sự khước từ đối với thân và khẩu.
Hành: từ Sanskrit là Saskāra, Pāli gọi là SamkharaSaskāra có rất nhiều nghĩa. Nếu nó đi từ động từ căn Sam-skri, thì có nghĩa là đặt vào với nhauliên kết với nhau. Nhưng nếu nó đi từ động từ căn Sams-kri thì có nghĩa là hành động liên kếttác độngliên kết và Saskāra là hành động có tính liên kết, sự hoạt động có tính cách xông ướp, tập luyện, thường xuyên. Hán dịch Saskāra là Hành, có nghĩa là hoạt độngtác độngvận hành... Theo ngài Budhaghoṣa, thì Hành lấy hoạt động làm tướng, lấy nỗ lực làm dụng, lấy ý chí làm động cơ và lấy vô minh làm duyên[3]
Tưởng: Sanskrit gọi là Sajñā: căn động từ là jñā có nghĩa là: ấn tượngý niệm, khái niệm, tư tưởnghiểu biết v.v..


Kết hợp
Từ Sanskrit Śīlana, có nghĩa là kết hợpliên kết, nối kết, gắn kết v.v.. Vì Śīla-học xứ, có khả năng kết hợp với thiện nghiệp đạo của thân và ngữ. Nên Śīla được giải thích với ý nghĩa của từ Sanskrit Śīlana.


Không nên vượt qua:
Vì các học xứ là hàng rào ngăn cản tội lỗi, là bờ đê ngăn chặn nước lũ ác pháp. Nếu vượt qua các học xứ, không thi hành, không gìn giữ thì rơi vào điều ác, điều tội lỗiChữ “Tội” ở đây phải hiểu là hành động, việc làm … bị bậc Thánh chê trách.


Điểm hội tụ:
Vì học xứ do đức Thế Tôn thiết định từ nơi bản thể Nhất như của Niết-bàn, nên học xứấy, là khởi điểm, và là điểm tụ hội của hết thảy thiện pháp.


Đình chỉ:
Các Học xứ có khả năng đình chỉ các hành động phi pháp, các việc làm xấu ác của thân nghiệp và khẩu nghiệp.


Thiện nghiệp
Học xứ có rất nhiều nghĩa, nhưng nghĩa căn bản là thiện, đạo đức, có khả năng phòng hộ hết thảy mọi ác pháp xảy ra đối với thân tâm của một người đã phát nguyện thọ trì.


Luật Nghi:
Học giới có nghĩa là Luật Nghi. Từ Sanskrit gọi là savara: phòng hộ, do đi từ động từ căn vs: bao trùm, phòng hộ, thệ nguyệnước nguyện,.. Hán  dịch là luật nghi với ý nghĩa là phòng hộ, chứ không phải điều luật cấm cản, khuôn phép ngăn cấm, quy phạm luật lệ răn đe v.v.. như một số học giả đã từng giải thích về ý nghĩa của nó.
Học xứ có khả năng phòng hộ căn môn, hay căn luật nghi, Sanskrit gọi là indriya-saṃvara, Pāli là indriyesu guttadvāro, có nghĩa là: canh chừng cánh cửa nơi các giác quan. Kinh nói: “So cakkhunā rūpa disvā na nimittaggāhī hoti (…) rakkhati cakkhundriya, cakkhundriye savara āpajjati. Sotena (…)[4]: “Vị tỷ-kheo ấy, khi nhìn thấy sắc, không nắm chặt các hình tướng (…), giữ gìn giác quan con mắt, canh chừng nơi giác quan con mắt”.
Có ba loại luật nghi: căn luật nghi[5], phòng hộ các giác quanbiệt giải thoát luật nghi[6], phòng hộ bằng các điều học giới đã phát nguyện thọ; và vô lậu luật nghi[7], phòng hộ do chứng pháp vô lậu.
Theo Ngài Thế Thân giải thích trong Câu-xá luận: Luật nghi (savara) chính là một loại tư (cetana) có khả năng ngăn chận các hành động xấu và điều phục (savṛṇotti) thân ngữ sau khi được biểu hiện qua việc cương quyết (vidhi) không tạo tác tội lỗi, qua sự phát nguyện giữ giới; vì thế đã dựa vào đó để lập thành luật nghi biệt giải thoát[8]. Và Ngài Thế Thân cũng nói: luật nghi (savara), có khả năng thu thúc (savṛṇoti) và trừ diệt hoặc ngăn chặn dòng tương tục của ác giới (dauḥṣīlyaprabandha)[9].


Học xứ có hai đặc tính phối hợp. Một là làm nền tảng cho định và tuệ; hai là phối hợpvới định và tuệ làm sinh khởi các thiện pháp vô lậutương ứng với Niết bànHọc xứcó nhiệm vụ làm chấm dứt tà hành để thành tựu đức hànhdiệu hànhtịnh hành, chánh hành, ứng lý hành, và giải thoát hành.

Học xứ có rất nhiều ý nghĩa như thế nghĩa, ý nghĩa tinh yếu của nó là đình chỉ hành viphi pháp, ngăn chặn các ác nghiệp và thi hành theo các thiện phápý nghĩa căn bảncủa Học xứ là thiện, đạo đức, có khả năng phòng hộ hết thảy mọi ác pháp xảy ra đối với thân và ngữ của một người đã phát nguyện thọ trì các học xứ ấy[10].


Phước Nguyên


[1] Cf. 菩 薩 瓔 珞 本 業 經 卷 下, 大 眾 受 學 品 第 七 (T25n1485, tr. 1020b06):“若 一 切 眾 生 初 入 三 寶 海 以 信 為 本,住 在 佛 家 以 戒 為 本”.
[2] Sidhikarma, Đại chánh, Thành Nghiệp Luận.
[3] Vism XVII. p.528.
[4] Cf. M.i. 269.
[5] Skt. indrya-savara
[6] Skt. prātimoka-savara.
[7] Skt. anāsravasavara.
[8] Sẽ bàn rõ luật nghi ở một bài khác.
[9] Cf. Câu-xá 14, Đại 29, tr. 72a.
[10] Đến đây là hết phần ý nghĩa của học giới, còn phần bản chấtchức năng, phân khoa của học giớilợi ích của sự hành trì lãnh thọ học giớitai hại của sự phá giới, nguyên tắc trì phạm các học giới v.v.. sẽ tiếp tục trình bày cụ thể ở những tiết sau.Śīlá

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

test banner