
“Vạn vật hiển linh”

Vạn vật đều có linh hồn? (Ảnh: khoahoc.tv)
Một thời chúng ta nhìn nhận rằng nhận thức này rất “mê tín”, theo thuyết tiến hóa của Darwin thì con người là động vật bậc cao, có tư duy, còn cỏ cây, hoa lá là thực vật bậc thấp, không thể có được mức độ tư duy phức tạp như con người.

Rất nhiều nghiên cứu khác được triển khai còn phát hiện ra thực vật có công năng siêu cảm, có trí nhớ, có thể phân biệt thật giả và khả năng cảm thụ âm nhạc.
Những phát hiện trên đã gây ra một chấn động, hóa ra những điều chúng ta tưởng rằng thực vật là sinh vật cấp thấp hoàn toàn không phải, bởi nó có đầy đủ cảm nhận như một con người, thậm chí còn hơn cả con người như công năng siêu cảm, con người chỉ nghĩ thôi nó đã biết được rồi, có mấy người thực hiện được điều này?
“Vạn vật hiển linh”, câu nói có vẻ “mê tín” này hóa ra lại mô tả chính xác một hiện tượng khoa học.
“Trong một hạt cát có tam thiên đại thiên thế giới”

Càng nghiên cứu thì các nhà khoa học càng phát hiện ra chuyển động của các điện tử quanh hạt nhân nguyên tử cũng tương tự như chuyển động của trái đất và các hành tinh xung quanh mặt trời. Hơn nữa khoảng cách giữa các hạt trong cấu trúc của phân tử cũng vô cùng rộng lớn, cũng không có nhiều sự khác biệt giữa khoảng cách giữa các hành tinh và các vì sao.

Hai bức hình trên miêu tả những sự tương đồng. Bên trái là mạng lưới nơ-ron thần kinh trong một tế bào não; bức hình bên phải mô phỏng sự phân bố của vật chất trong vũ trụ theo nghiên cứu của dự án Mô phỏng Thiên niên kỷ (Millennium Simulation).
Các khoa học gia còn giải thích rằng hố đen giống như nhân tế bào: “Gần như tất cả những gì tồn tại trong vũ trụ lớn đều được phản ánh trong tế bào sinh học như một tiểu vũ trụ. Nói đơn giản, vũ trụ có thể được nhìn nhận như một tế bào.”
Cách đây mấy nghìn năm Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã giảng: “Trong một hạt cát có tam thiên đại thiên thế giới.” Nó rất tương hợp với nhận thức của chúng ta ngày nay về thế giới vĩ mô cũng như vi mô.
“Bát vạn tứ thiên trùng”

Phải rất lâu sau đó, con người mới có thể khẳng định lời nói của Đức Phật. Vào thế kỷ XVII, người có công phát hiện ra thế giới vi sinh vật và cũng là người đầu tiên miêu tả hình thái nhiều loại vi sinh vật là một người Hà Lan Antonie van Leeuwenhoek (1632 – 1723). Ông đã tự chế tạo ra trên 400 kính hiển vi, trong đó có cái phóng đại được đến 270 lần.
Với những chiếc kính hiển vi cầm tay, có gương hội tụ ánh sang, có ốc điều chỉnh để cho vật định quan sát rơi đúng vào tiêu điểm và bằng cách ghé mắt vào khe nhỏ có gắn thấu kính mài lấy nhỏ xíu, Leerwenhoek đã lần lượt quan sát mọi thứ có xung quanh mình. Năm 1674 ông nhìn thấy các vi khuẩn và động vật nguyên sinh, ông gọi là các “động vật vô cùng nhỏ bé”. Ông thấy các “động vật” này có rất nhiều trogn bựa răng và ông viết rằng trong miệng của ông số lượng của chúng còn đông hơn cả dân số của nước Hà Lan.

Chỉ tới đầu thế kỉ 19 những chiấc hiển vi quang học hoàn chỉnh mới ra đời với các cống hiến to lớn của G. battista Amici (1784 – 1860) Ernes Abbe ( 1840 – 1905), Karl Zeiss (1816 – 1888)… năm 1934 chiếc kính hiển vi điện tử đầu tiên ra đời. Đó là loại kính hiển vi không dung ánh sang khuếch đại nhờ các thấu kính mà dung 1 chùm điện tử khuếch đại lên nhờ các điện từ trường.
Từ đây con người mới có nhận thức rõ ràng đầy đủ về thế giới vi mô, ngoài tầm quan sát của mắt người. Vậy mà 2.500 năm trước Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã có thể mô tả chính xác sự tồn tại của vi khuẩn, vi trùng trong bát nước.
“Một ngày phương trời, nghìn năm mặt đất”
Trước đây con người cho rằng thời gian và không gian là “ tự nhiên”, “bất biến”, tuy nhiên trên thế giới xảy ra nhiều hiện tượng vượt thời – không hết sức xác thực.

Trong khi các nghiên cứu của các nhà khoa học mới chỉ bước đầu khám phá ra sự tồn tại của các thời – không khác thì những điều này từ lâu đã được đề cập trong tín ngưỡng và tôn giáo. Những người thực hành tín ngưỡng và tôn giáo đều cho rằng bên cạnh thế giới, vũ trụ mà con người chúng ta đang hiện hữu, có vô số thế giới khác và vũ trụ khác cùng đồng thời tồn tại.
Phật gia từng giảng rằng: “Một ngày phương trời, nghìn năm mặt đất”, đó chính là nhận thức về các thế giới song song với thế giới của chúng ta, ở trong những thế giới đó thời gian có thể trôi nhanh, hoặc chậm, gây lên hiện tượng thời gian một ngày ở trên trời thì dưới mặt đất đã nghìn năm trôi qua.

Những điều trên chứng tỏ Phật pháp không phải là những điều mê tín như nhiều người vẫn lầm tưởng, mà nó là một phương pháp khoa học khác với khoa học hiện đại chúng ta.
Tuy nhiên, sau hàng nghìn năm, những điều cốt lõi làm nên tính khoa học của tôn giáo đã thất truyền, lưu truyền lại đời sau chỉ là một số điều bề mặt, thêm nữa nhiều tà giáo cũng xuất hiện khiến con người không thể phân biệt được đâu là những điều chân chính, những điều này cũng khiến chúng ta coi tôn giáo chỉ là những điều mê tín mà phủ định hoàn toàn tính khoa học của nó.
Nam Minh
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét