Quần áo là của hoàng đế, sự thật là của chúng ta - Chùa Vinh Phúc

Hoằng Dương Chánh Pháp - Trưởng Dưỡng Đạo Tâm - Phụng Sự Nhân Sinh - Hành Bồ Tát Đạo

test banner

Post Top Ad

test banner

Thứ Năm, 21 tháng 5, 2020

Quần áo là của hoàng đế, sự thật là của chúng ta

Giả dối có thể tô vẽ giấc mơ hồng, nhưng sự thật mới có thể cứu rỗi thế gian.

Hãy tưởng tượng bạn là một nhân vật trong truyện cổ Andersen. Thế giới ấy sẽ không có gì đáng nói nếu như không có một ngày triều đình ra thông báo: Nhà vua sắp diễu hành qua phố để thần dân chiêm ngưỡng bộ hoàng bào độc nhất vô nhị trên thế gian. 
Và bạn cũng như bất cứ ai, háo hức, mong chờ, thậm chí có đôi phần phấn khích.

Rồi ngày ấy cũng đến, bạn cố nhích chân lên hàng đầu và nín thở chờ đợi. Chờ mãi chờ mãi, cuối cùng đoàn tùy tùng của nhà vua cũng đến. Kèn nhạc vang lừng, cờ hoa rực rỡ, quan và binh quần là áo lượt, cả đoàn người kiêu hãnh bước đi.

Nhưng, chỉ có một điều…

Riêng hoàng đế là không mặc chút gì!

Bạn dụi mắt và cố nhìn thêm lần nữa, chỉ thấy một ông vua béo tròn, và đúng thế, ngài chẳng mặc chút gì. Ấy vậy mà đám đông xung quanh vẫn không ngớt lời ca tụng: “Bộ quần áo thật lộng lẫy!”, “Nhìn chiếc áo choàng kìa, thật đẹp làm sao!”…(Ảnh minh họa: Vilhelm Pedersen / Wikipedia).

Nếu là bạn, bạn sẽ làm gì? Bắt kịp xu thế, khen chiếc áo vô hình bằng những lời có cánh? Hay bối rối im lặng, chấp nhận làm kẻ lạc hậu không theo kịp thế thời? Hoặc giả rủi ro hơn cả, bạn không ngần ngại nói lời cay đắng cho dù có bị đánh cho bầm dập, đánh cho tơi tả, rồi bị xếp vào hàng ‘lạc loài’ giữa đám đông?

Hoặc cũng có thể bạn không chấp nhận lựa chọn nào trong ba lựa chọn trên. Bởi dẫu sao thì, đó chỉ là một câu chuyện giả tưởng, một nhân vật giả tưởng, và một đáp án giả tưởng. Rõ ràng sự thật rành rành ra đấy, trời biết, đất cũng biết, cả bàn dân thiên hạ đều biết, nào cần phải giấu giếm làm chi?
Ấy thế nhưng, có những “sự thật rành rành ra đấy” mà người ta vẫn cứ nhìn mà vờ như không thấy. 

Chẳng phải vẫn có vương triều nọ ngang nhiên chiếm đóng hải đảo, khai thác dầu khí, xây dựng phi trường giữa biển, xâm phạm lãnh hải của láng giềng… nhưng vẫn cảnh cáo nước bạn phải tôn trọng chủ quyền của mình trên Biển Đông?

Chẳng phải có vương triều hà khắc nọ, dẫu từng muối mặt khi bộ tài liệu “tẩy não” Tân Cương bị rò rỉ, cuộc bức hại Pháp Luân Công bị lên án, và nạn giết người cướp nội tạng bị phơi bày… thì vẫn tuyên bố rằng: “Chúng tôi có nhân quyền”?

Chẳng phải có vương triều nọ phong tỏa internet, bắt giam nhà báo công dân, đàn áp người yêu dân chủ, giết chết khát vọng tự do… nhưng vẫn một mực khẳng định: Ngôn luận được tự do?

Và chẳng phải có vương triều nọ là nơi bùng phát dịch bệnh nhưng mãi mới cho quốc tế vào điều tra mà vẫn được ca ngợi là “bảo vệ phần còn lại của thế giới”, phong tỏa công dân của mình mà vẫn yêu cầu quốc tế phải thông thương đi lại, từ chối sự hỗ trợ của Mỹ và phương Tây mà vẫn lên tiếng chỉ trích: “Họ chẳng giúp gì ngoài việc gieo rắc nỗi kinh hoàng”?

Một lời nói dối chỉ là lời nói dối, nhưng nếu lặp đi lặp lại nhiều lần sẽ trở thành “lời nói thật”. Vậy nên người ta mới có thể đổi trắng thay đen, biến không thành có, khiến đâu đâu cũng bao trùm một thứ màu giả tạo. Giả dối ấy dẫu có thể tô vẽ sắc hồng cho cuộc sống, thì cũng không thể một tay che phủ được bầu trời. Giống như vị hoàng đế trong câu chuyện cổ tích trên, nhờ “giả dối” mà một bước lên mây, được người đời tung hô vạn tuế, nhưng rốt cuộc vẫn phải đối diện với tấm thân trần. Ông đã được ru ngủ suốt cuộc diễu hành, mãi đến phút cuối cùng mới nhận ra: Thứ ông cần không phải là bộ hoàng bào lộng lẫy của quân vương, mà là sự thật – dẫu rằng sự thật ấy chỉ trần trụi ngay giữa ban ngày.
Bởi suy cho cùng thì, thứ chúng ta cần là Sự Thật. Vì sự thật ấy mà có biết bao người đã không màng hiểm nguy chỉ để nói đôi lời chính nghĩa…

Gần 20 năm trước, rất nhiều học viên Pháp Luân Công đã bôn ba khắp Hồng Kông chỉ để nói với công chúng về mổ cướp nội tạng, về đàn áp tín ngưỡng, về bức hại niềm tin, và về những gì đang diễn ra bên kia eo biển. Có người tin, cũng có người nghi hoặc, có  người đồng cảm, lại có người cho rằng “chuyện ấy chẳng ảnh hưởng tới mình”. Để rồi gần 20 năm sau, công chúng Hồng Kông là người hiểu hơn ai hết khi hàng chục ngàn sinh viên bị bắt giữ và giam cầm. Nào ai biết đã có bao nhiêu cái chết thương tâm, và có bao người sẽ trở thành nạn nhân vì nội tạng?

Một năm trước, khi cuộc biểu tình dân chủ vừa nổ ra, người Hồng Kông đã dùng máu và nước mắt để nói với thế nhân bản chất bạo tàn của “mẫu quốc”. Người đại lục có thể tin, cũng có thể không tin. Có người chân thành ủng hộ, âm thầm cầu nguyện cho Hồng Kông, cũng có người cho là “đáng đời”, vì “dám cả gan bạo động và chống đối chính quyền”. Để rồi chưa đầy một năm sau, dân chúng Hoa lục là người hiểu hơn ai hết khi chính họ bị bịt miệng, cấm đoán, và giam giữ trong nhà, không chỉ chết vì dịch bệnh mà còn có thể chết vì đói, chết vì không biết sự thật, chết vì quá tin chính quyền.Cái chết của bác sĩ Lý Văn Lượng đã thức tỉnh người dân Trung Quốc về khát vọng được nói lên sự thật (ảnh: Chụp màn hình South China Morning Post).

Ngày hôm nay, người dân Vũ Hán đang dùng hơi thở tàn của họ để nói với chúng ta: Trung Quốc đã bị cai trị bởi giả dối quá lâu rồi, thứ chúng ta cần là sự thật. Giá như có quyền được biết sự thật, thì Lý Văn Lượng đã không phải ngậm ngùi ra đi, dịch bệnh cũng có thể khống chế. Giá như sự thật được phơi bày, thì người dân thế giới sẽ không còn chủ quan, dịch bệnh cũng không thể lây lan khắp bốn biển. Và giá như sự thật được minh tỏ, thì sẽ không có chuyện người dân Trung Hoa hận thù chính đồng bào của mình, thờ ơ trước Tân Cương, lãnh cảm trước Tây Tạng, thù hận vu khống người tu luyện Đại Pháp, nhạo báng người Hồng Kông…

Trong tiếng la hét giữa đêm đen Vũ Hán là những thông điệp cuối cùng cho thế giới – thông điệp của những người giữa lằn ranh sinh tử. Bởi vì hơn ai hết họ thấu hiểu rằng: 

“Ma quỷ uy hiếp lời thề sắt son
Ai được cứu độ, ai bị lừa gạt?”

“(Quan) ca hát mừng thái bình, 
(Dân) xương trắng chất như núi”

“Lang bạt lưu vong khắp nơi
Gạt đi giọt nước mắt
Thiện lương là hy vọng cuối cùng của chúng ta
Đáng sợ hơn ôn dịch là những lời dối trá…”

— (Trích bài hát “Hẹn gặp nhau vào mùa xuân”)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

test banner