Ý NGHĨA ÔNG CÔNG ÔNG TÁO - Chùa Vinh Phúc

Hoằng Dương Chánh Pháp - Trưởng Dưỡng Đạo Tâm - Phụng Sự Nhân Sinh - Hành Bồ Tát Đạo

test banner

Post Top Ad

test banner

Thứ Năm, 4 tháng 2, 2021

Ý NGHĨA ÔNG CÔNG ÔNG TÁO


Mỗi năm, cứ đến tết ông Công ông Táo vào 23 tháng chạp, Táo Quân lên trời báo cáo Ngọc Hoàng Thượng đế những điều tai nghe mắt thấy ở trần gian, những hành vi, việc làm tốt, xấu của các thành viên trong gia đình trong năm một cách khách quan, trung thực. Đây là một nét văn hóa đặc sắc, một phong tục đẹp của dân tộc Việt Nam đã được lưu truyền và gìn giữ từ bao đời nay. Tuy nhiên, không phải gia đình nào cũng nắm được chính xác các quy trình, phong tục cúng lễ truyền thống. Để có một cái Tết Táo quân thật đẹp và ý nghĩa.

Trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam, Táo quân có nguồn gốc từ ba vị thần Thổ Công, Thổ Địa, Thổ Kỳ của Lão giáo Trung Quốc nhưng được Việt hóa thành huyền tích "2 ông 1 bà" vị thần Đất, vị thần Nhà, vị thần Bếp núc. 

Linh hồn của ba vị được đưa lên Thượng Đế. Thượng Đế thấy ba người đều có nghĩa, nên sắc phong cho làm Táo Quân, gọi chung là: Định Phúc Táo Quân, nhưng mỗi người giữ một việc: 

1.    Phạm Lang làm Thổ Công, trông coi việc bếp. Danh hiệu: Đông Trù Tư Mệnh 

Táo Phủ Thần Quân; (Nam giới)

2.    Trọng Cao làm Thổ Địa, trông coi việc nhà cửa. Danh hiệu: Thổ Địa Long 

Mạch Tôn Thần; (Nam giới)

3.    Thị Nhi làm Thổ Kỳ, trông coi việc chợ búa. Danh hiệu: Ngũ Phương Ngũ 

Thổ Phúc Đức Chánh Thần. (nữ giới)

Từ đó, ba vị Thần Táo được coi là 3 vị thần định đoạt phúc đức cho gia đình, phúc đức này do việc làm đúng đạo lý của gia chủ, và những người trong nhà. Bài vị thờ vua Bếp thường được ghi vắn tắt là "Định Phúc táo Quân" nghĩa là thần định mọi sự hạnh phúc.

Theo tục lệ cổ truyền của người Việt hàng năm cứ đến ngày 23 tháng chạp âm lịch, Táo Quân lại cưỡi cá chép bay về trời để trình báo mọi việc xảy ra trong gia đình hạ giới với Ngọc Hoàng Thượng đế. Và đến giờ tý đêm trừ tịch (giao thừa) Táo Quân mới quay trở lại trần gian để tiếp tục công việc coi sóc bếp lửa của mình trong năm mới.


Bởi vì ba vị Táo quân là một bộ “Tam tài thần” của người Việt Nam, nếu tách riêng Thổ Địa (của văn hóa Việt Nam) để ghép với Thần tài (của văn hóa Trung Hoa), thì ví như quẻ hào Ly bị biến động bất an, gia đạo có thể gặp điều chẳng lành? 
Hiện tại trong nhân dân có thể nói là hỗn độn về thờ phụng, hay nói cách khác là bị nhầm lẫn với việc thờ cúng Ngũ vị tài thần trong văn hóa tín ngưỡng của Trung Hoa với Ngũ vị tài thần của người Việt. 

Ngoài ra còn bị nhầm lẫn giữa lý thuyết Phật giáo và lý thuyết của Đạo Cao Đài. Đa số các gia đình đều tách Thổ địa ra ghép với thần tài để cúng dưới đất, ở một góc nhà ngoảnh mặt ra cửa chính.   Như vậy có nên chăng? Thần cai quản đất đai không có nghĩa là phải nằm dưới đất mới là thần đất?

Có nhiều gia đình cũng cho rằng đã là vua bếp thì phải thờ ngay tại bếp. Đây là một sai lầm nghiêm trọng. Tuy tên gọi là Táo, nhưng nhiệm vụ của ba vị thần Táo đâu chỉ có cai quản cái bếp, mà sự cai quản của “Định phúc” Táo quân bao gồm cả long mạch, đất đai, nhà cửa, tài lộc và sự bình yên trong sinh hoạt của của một gia đình. Mỗi gia đình nên có một bàn thờ duy nhất ở nơi trang trọng và tôn nghiêm trong nhà.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

test banner