SƯU TẬP NHỮNG NỘI QUÁN VỀ PHÁP MÔN TỊNH ĐỘ (tức TỊNH ĐỘ VĂN LOẠI TỤ SAO) - Chùa Vinh Phúc

Hoằng Dương Chánh Pháp - Trưởng Dưỡng Đạo Tâm - Phụng Sự Nhân Sinh - Hành Bồ Tát Đạo

test banner

Post Top Ad

test banner

Thứ Sáu, 2 tháng 8, 2019

SƯU TẬP NHỮNG NỘI QUÁN VỀ PHÁP MÔN TỊNH ĐỘ (tức TỊNH ĐỘ VĂN LOẠI TỤ SAO)

THỰC HÀNH

Sự Thực Hành, chính là Pháp Tu Vĩ Đại căn cứ vào việc Bản Nguyện Cứu Độ của A Di Đà đã được thành tựu. Điều này được dẫn khởi từ Đại nguyện thứ 17, xác quyết rằng chư Phật ở khắp mười phương đều đồng thanh ca ngợi A Di Đà. Còn được gọi là:  “Đại Nguyện xác quyết rằng chư Phật đều xưng tán danh hiệu A Di Đà. Và Đại Nguyện cũng diễn tả hành vi chuẩn xác để tái sanh vào Cõi Sạch của Ngài.


Khi Đức Phật A Di Đà chuyển hóa chúng ta bằng năng lực Bản nguyện Cứu Độ của Ngài, Ngài mang sẵn hai chủ ý: Thứ nhất là giúp đỡ chúng ta được tái sanh nơi Cõi Sạch, và chủ ý thứ hai là khiến chúng ta trở lại nơi thế gian này. Để thực hiện ý địnhđưa chúng ta về Cõi Sạch, Ngài phải thực hiện hai phần việc: Phần việc thứ nhất: Ban cho chúng ta một phương pháp hành trì vĩ đại. Phần việc thứ hai: Ban cho chúng tamột đức tin thuần khiếtPhương pháp hành trì vĩ đại, ấy là đọc lớn danh hiệu Phật A Di Đà (réciter le nom du Bouddha Amida), Ngài là ánh sáng chói lọi không gì ngăn trở được.
Pháp hành trì này gom chứa tất cả các pháp tu khác, bao hàm vô số vô lượng công phu tu tập khác.
Sự tu trì này được gọi là “Đại Pháp”, nghĩa là “Phương Pháp Thực Hành Cao Sâu Rộng Lớn”, bởi vì pháp này dẫn dắt chúng ta đến Chứng Ngộ vô cùngnhanh chóng.
Đọc lớn tiếng danh hiệu A Di Đà, hoặc xướng danh hiệu A Di Đà, có năng lựcphá vỡ tất cả vô minh của chúng sanh: Xướng niệm danh hiệu A Di Đà cũng có khả năng làm cho mọi ước vọng của chúng sanh được tròn đầy. Đọc lớn danh hiệu A Di Đà hoặc xướng niệm danh hiệu A Di Đà, ấy là gắn chặt tư tưởng vào danh hiệu, ấy là tưởng niệm đến Phật, còn gọi là NIỆM PHẬTNiệm Phật chính là: Nam mô A Di Đà Phật.                    
Trong những dòng trình bày về sự thực hiện Đại Nguyện thứ 17, Kinh “Sức Sống Không Cùng Tận” đã ghi:
“Khắp mười phương thế giới, có nhiều Đức Phật đông như cát sông Hằng, đều ca ngợi A Di ĐàĐức Phật của Đời Sống Vô Biên Vô Tận, cùng những năng lực siêu nhiên và phẩm chất không thể nghĩ bàn của Ngài. Bất cứ chúng sanh nào thoáng nghe danh hiệu của Ngài mà phát khởi ý niệm vui mừng dù chỉ một lần thôi, đều được cải biến bởi Chân Tâmmong ước được tái sanh vào cõi nước của Ngài, liền khi ấy đều được tái sanh và an trú trong cảnh giới giải thoátchấm dứt sanh tử luân hồi.”
Kinh ấy cũng còn ghi rằng:
“Đức Thích Ca Mâu Ni Thế Tôn nói với Di Lặc Bồ-tát: Bất cứ người nào hội đủ cơ duyênmay mắn nghe được danh hiệu A Di Đà mà dấy khởi tâm lý vui mừng, hớn hở - dù chỉ một lần duy nhất - cũng thu hoạch được nhiều lợi ích lớn lao, thành tựu những công đức cao thượng.”
          Trong bộ luận thư nổi tiếng “Thập Trụ Tỳ-Bà-Sa”, Ngài Long Thọ Bồ-tát tuyên bố:
 “Nếu người nào muốn mau chóng chứng đạt,
Cảnh giới của trạng thái chấm dứt sanh tử,
Thì người ấy phải dốc trọn lòng sùng kính
Mà quyết tâm xướng lớn danh hiệu A Di Đà

Nếu một ai gieo trồng các loại thiện căn
Mà vẫn còn nghi ngờ, thì hoa sen không nở
Nếu đức tin được hoàn toàn thuần khiết
Thì hoa sen tự bừng nở,
Và kẻ ấy liền được thấy Phật.”

Trong bộ luận đặt nền móng cho pháp môn Niệm Phật (Vãng Sanh Luận), Thiên ThânBồ-tát tuyên bố:
Kính lạy Đức Thế Tôn
Với tấm lòng chuyên nhất
Con xin được trở về
Nương tựa nơi Đức Phật
Có ánh sáng chói lọi rực rỡ
Chiếu soi khắp cả mười phương
Và con ước mong được tái sanh
Nơi cõi nước Thanh Bình Và Hạnh Phúc.

Con xin căn cứ vào Kinh điển
Vào tướng hảo và công đức chân thật
Rồi tập hợp tất cả vào các thi kệ
Ca tụng Bản Nguyện Siêu Việt của Ngài
Đã được thực hiện đầy đủ, rộng khắp
Phù hợp với lời dạy của chư Phật
Cho con được thấy năng lực Bản Nguyện
Gặp được Ngài thì vô cùng lợi ích
Có khả năng chứng đắc nhanh chóng
Biển cả châu báu của công đức Ngài . . .

Qua những lời thuyết giảng của Phật, Bồ-tát và những lời dạy của các vị Luận sư, bạn phải biết rằng, trong các công phu tu tập khác mà những chúng sanh bình thườngtừng thực hiện, thì bắt buộc phải hồi hướng công đức về Vô thượng chánh giác, do đó sự tu tập ấy mới có hiệu quả thiết thực. Nhưng, sự thực hành niệm Phật là công phutu tập phát khởi từ lòng Đại Bi của Đức Phật - Ngài sẽ chuyển hóa chúng ta bằng vô lượng công đức huyền diệu chẳng thể nghĩ bàn của Ngài .
Do vậy, Thân Loan tôi bảo rằng, trong pháp Niệm Phật, sự hồi hướng công đức là không cần thiết
Sự hành trì này là do Đức Phật A Di Đà tuyển chọn và thâu tóm trong Bản Nguyện, trong lời thệ ước tối thắng, không thể vượt trội, và ở ngoài mọi tri kiến thế gianCông trình tu tập này đã kết tinh được cả phương tiện tối thắng, xác thực và huyền nhiệm của đạo lý Nhất Thừa: Ấy là sự hành trì cao thượng, tối ưu, cô đọng cả thảy vô số vô lượng đức hạnh siêu việt của Đức Phật A Di Đà.
Bản Kinh Sức Sống Không Cùng Tận đưa ra từ ngữ: “dù chỉ một lần duy nhất” , đã xác định một sự đầy đủ tối thiểu, và từ ngữ “một lần duy nhất” cũng có nghĩa là “một ý tưởng duy nhất” hoặc  “hợp nhất tư tưởng”, “chuyên nhất tư tưởng”.
Ý tưởng duy nhất này, chính là “một tiếng gọi duy nhất”. Và “một tiếng gọi duy nhất” ấy là đọc tụng danh hiệu A Di Đà.
Đọc tụng danh hiệu A Di Đà, ấy là một tư tưởng chăm chú chuyên nhất. Một tư tưởngchăm chú chuyên nhất, ấy là một tư tưởng chân chánh. Cuối cùngtư tưởng chân chánh sẽ dẫn đến hành động chân chánh khiến được tái sanh nơi Cõi Sạch (Tịnh-độ).
Trong một khía cạnh khác, từ ngữ “chỉ một lần duy nhất” ở đây không xác định việc tập trung tư tưởng đạt được bằng cách thiền quán về tướng hảo của Phật, hoặc lập đi lập lại danh hiệu A Di Đà rất nhiều lần.
Nói một cách thích đáng hơn, từ ngữ  “chỉ một lần duy nhất” có nghĩa là, tư tưởng và sự tu tập mà nhờ đó, người ta sẽ đạt được sự tái sanh nơi Cõi Sạch trong một khoảnh khắc duy nhất và lưu trú nơi đó với một hạn kỳ lâu dài.
Nam mô A Di Đà Phật

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

test banner